Bài đăng

Hình ảnh
Tối ưu hóa thành phần dầu ô liu trong môi trường nuôi cấy nấm Ophiocordyceps sinensis để thu nhận exopolysaccharide Ophiocordyceps sinensis (Cordyceps sinensis) là loài nấm dược liệu quý hiếm có giá trị cao trong nền y học cổ truyền và hiện đại. Đây là loại nấm nổi tiếng chứa nhiều hợp chất sinh học có ý nghĩa như: kháng oxy hóa, kháng ung thư, giảm huyết áp, điều hòa miễn dịch và giảm cholesterol trong máu,… Tại Việt Nam, nấm đã được nuôi cấy nhân tạo lỏng tĩnh thành công và chỉ sử dụng sinh khối nấm từ năm 2013. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy nấm O. sinensis tiết ra nhiều exopolysaccharide (EPS) mang nhiều hoạt tính sinh học trong môi trường nuôi cấy. Do đó, nuôi cấy nấm O. sinensis nhằm tăng tổng hợp EPS là vô cùng cần thiết. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nuôi cấy O. sinensis trên môi trường có bổ sung dầu ô liu từ 1 - 10% (v/v) để chọn ra nồng độ dầu thích hợp cho sự phát triển của nấm và tăng quá trình sinh tổng hợp EPS, kết quả EPS thu được
Hình ảnh
Bước đầu nghiên cứu xử lý lõi ngô làm cơ chất nuôi trồng nấm sò trắng (Pleurotus florida) Ngô là cây lương thực quan trọng được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Trong khi hạt ngô là phần có giá trị được con người thu hái, thân, lá được sử dụng làm thức ăn gia súc, thì lõi ngô bị thải bỏ ra ngoài môi trường gây ô nhiễm mà chưa được tận dụng hợp lý gây lãng phí tài nguyên. Đề tài này tiến hành sử dụng lõi ngô làm cơ chất nuôi trồng nấm sò trắng. Trong nghiên cứu đã khảo sát sự sinh trưởng của hệ sợi, sự hình thành quả thể của nấm sò trên 2 loại cơ chất là lõi ngô nghiền mịn và lõi ngô băm nhỏ. Kết quả cho thấy lõi ngô nghiền mịn với tỷ lệ phối trộn dinh dưỡng 2% (cám gạo) là công thức tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của nấm sò. Trong khi đó lõi ngô băm nhỏ vẫn cho năng suất nhưng kết quả kém hơn. Sau khi thu hoạch nấm phần cơ chất sẽ bị thải bỏ, các chỉ tiêu lý hóa học của bã thải sau trồng nấm đã được nghiên cứu phân tích, kết quả cho thấy bã thải đáp ứng đ
Hình ảnh
Effects of Glutamate on the Reflex of Circulatory System under Hypoxic Condition In this study, we investigated the effects of glutamate, the neurontransmitter, on the reflex mechanism of circulatory system to hypoxia. Male Wistar rats were subjeted to hypoxic condition (10% O2 in N2). Glutamate were injected to cerebrospinal fluid of rats using Hamilton injector connecting with stereotaxic system with a constant velocity of 1 µl/s for 5 mins. Our results showed that glutamate reduced or suppressed the responses of circulatory system under hypoxic condition. A decrease in mean arterial pressure (55 - 66%) and an increase in heart rate (6 - 12%) in comparison with normal levels were observed. These data suggested that glutamate in cerebrospinal fluid may be a regulatory factor of circulatory system in response to hypoxic condition... Link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/61549
Hình ảnh
Quan niệm về con người trong triết học khai sáng Pháp Authors:  Phạm, Thị Thu Hương Trình bày một cách khái quát bối cảnh xã hội cũng như những tiền đề lý luận cho sự ra đời quan niệm về con người trong triết học Khai sáng Pháp. Phân tích, trình bày nội dung cơ bản của quan niệm về con người trong triết học Khai sáng Pháp qua một số triết gia tiêu biểu như Môngtéxkiơ, Rútxô, Điđrô. Phân tích những giá trị và hạn chế của quan niệm về con người trong triết học Khai sáng Pháp... Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/60287
Hình ảnh
Tổng hợp nano ZnO sử dụng làm điện cực âm trong nguồn điện bạc - kẽm Authors:  Nguyễn, Văn Tú Nguyễn, Bá Cường Trong bài báo này, tổng hợp thành công nano ZnO bằng phương pháp thủy nhiệt. Các tính chất hóa lý của nano ZnO được nghiên cứu bằng các phương pháp phân tích phổRơnghen (XRD), kính hiển vi trường điện tử(FESEM), phân tích phổphân tán năng lượng tia X (EDS) và nghiên cứu khảnăng phóng điện trong hệpin Zn/Ag2O. Với điện cực nano ZnO, giúp cải thiện hiệu suất cũng như số chu kỳphóng nạp cho hệpin bạc-kẽm. Đối với điều kiện công nghệ chế tạo, nano ZnO điện cực có khả năng phóng/nạp tại mật độ dòng cao (0,5 C) và có tiềm năng ứng dụng làm điện cực âm trong pin bạc- kẽm... Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/61368
Hình ảnh
Nghiên cứu sử dụng thủy tinh từ chất thải điện – điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ không nung ứng dụng trong xây dựng : Luận văn ThS. Hóa học: 60 44 01 13 Authors:  Nghiêm, Xuân Thung, người hướng dẫn Đặng, Trung Qúy Sự cần thiết của nghiên cứu này xuất phát từ thực tế: Bóng đèn huỳnh quang - được sử dụng nhiều trong các nhà máy, cơ quan, trường học và hầu hết các hộ gia đình do tiết kiệm điện gấp 4-5 lần các loại bóng đèn khác cùng cường độ chiếu sáng - thường bị đưa ra bãi rác khi hỏng. Đây là loại rác không phân hủy, rất nguy hại cho môi trường. Các nhà khoa học đã xác định, thủy tinh bóng đèn được nghiền bởi máy nghiền bi để đạt kích thước Nhóm nghiên cứu kết luận, có thể tận dụng thủy tinh từ rác điện tử để tái sản xuất hàng hóa hoặc làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng như gốm xốp, bêtông xốp, thủy tinh xốp, men gốm... Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/39687    
Hình ảnh
Phần mềm hỗ trợ giảng dạy và học tập trên nền tảng Android Authors:  Android, Hỗ trợ giảng dạy Nền tảng Android thực sự đã đi một bước vững chắc trong sự phát triển công nghệ chung mang tên ứng dụng dành cho các thiết bị cầm tay. Nói đến nền tảng Android là người dùng cảm nhận ngay về những ứng dụng mở, dễ dùng và thân thiện. Hiện nay, việc có và sử dụng thiết bị cầm tay đã trở thành nhu cầu không thể thiếu với mọi người từ người già tới con trẻ, bởi những ứng dụng cũng như sự tiện lợi mà những thiết bị này mang lại. Luôn phát triển thị trường cùng nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, các ứng dụng trên nền tảng Android đang chiếm lĩnh thị trường khi được rất nhiều các hãng điện thoại, thiết bị cầm tay sử dụng các ứng dụng từ nền tảng này... Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/14451