Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2018
Hình ảnh
Tối ưu hóa thành phần dầu ô liu trong môi trường nuôi cấy nấm Ophiocordyceps sinensis để thu nhận exopolysaccharide Ophiocordyceps sinensis (Cordyceps sinensis) là loài nấm dược liệu quý hiếm có giá trị cao trong nền y học cổ truyền và hiện đại. Đây là loại nấm nổi tiếng chứa nhiều hợp chất sinh học có ý nghĩa như: kháng oxy hóa, kháng ung thư, giảm huyết áp, điều hòa miễn dịch và giảm cholesterol trong máu,… Tại Việt Nam, nấm đã được nuôi cấy nhân tạo lỏng tĩnh thành công và chỉ sử dụng sinh khối nấm từ năm 2013. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy nấm O. sinensis tiết ra nhiều exopolysaccharide (EPS) mang nhiều hoạt tính sinh học trong môi trường nuôi cấy. Do đó, nuôi cấy nấm O. sinensis nhằm tăng tổng hợp EPS là vô cùng cần thiết. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nuôi cấy O. sinensis trên môi trường có bổ sung dầu ô liu từ 1 - 10% (v/v) để chọn ra nồng độ dầu thích hợp cho sự phát triển của nấm và tăng quá trình sinh tổng hợp EPS, kết quả EPS thu được
Hình ảnh
Bước đầu nghiên cứu xử lý lõi ngô làm cơ chất nuôi trồng nấm sò trắng (Pleurotus florida) Ngô là cây lương thực quan trọng được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Trong khi hạt ngô là phần có giá trị được con người thu hái, thân, lá được sử dụng làm thức ăn gia súc, thì lõi ngô bị thải bỏ ra ngoài môi trường gây ô nhiễm mà chưa được tận dụng hợp lý gây lãng phí tài nguyên. Đề tài này tiến hành sử dụng lõi ngô làm cơ chất nuôi trồng nấm sò trắng. Trong nghiên cứu đã khảo sát sự sinh trưởng của hệ sợi, sự hình thành quả thể của nấm sò trên 2 loại cơ chất là lõi ngô nghiền mịn và lõi ngô băm nhỏ. Kết quả cho thấy lõi ngô nghiền mịn với tỷ lệ phối trộn dinh dưỡng 2% (cám gạo) là công thức tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của nấm sò. Trong khi đó lõi ngô băm nhỏ vẫn cho năng suất nhưng kết quả kém hơn. Sau khi thu hoạch nấm phần cơ chất sẽ bị thải bỏ, các chỉ tiêu lý hóa học của bã thải sau trồng nấm đã được nghiên cứu phân tích, kết quả cho thấy bã thải đáp ứng đ