Tối ưu hóa thành phần dầu ô liu trong môi trường nuôi cấy nấm Ophiocordyceps sinensis để thu nhận exopolysaccharide

Ophiocordyceps sinensis (Cordyceps sinensis) là loài nấm dược liệu quý hiếm có giá trị cao trong nền y học cổ truyền và hiện đại. Đây là loại nấm nổi tiếng chứa nhiều hợp chất sinh học có ý nghĩa như: kháng oxy hóa, kháng ung thư, giảm huyết áp, điều hòa miễn dịch và giảm cholesterol trong máu,… Tại Việt Nam, nấm đã được nuôi cấy nhân tạo lỏng tĩnh thành công và chỉ sử dụng sinh khối nấm từ năm 2013. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy nấm O. sinensis tiết ra nhiều exopolysaccharide (EPS) mang nhiều hoạt tính sinh học trong môi trường nuôi cấy. Do đó, nuôi cấy nấm O. sinensis nhằm tăng tổng hợp EPS là vô cùng cần thiết. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nuôi cấy O. sinensis trên môi trường có bổ sung dầu ô liu từ 1 - 10% (v/v) để chọn ra nồng độ dầu thích hợp cho sự phát triển của nấm và tăng quá trình sinh tổng hợp EPS, kết quả EPS thu được 5,03 ± 0,38 g/L (tăng 2,94 lần) so với đối chứng khi bổ sung 5% (v/v) dầu ô liu vào môi trường nuôi cấy. Thời gian thích hợp thu nhận EPS trong môi trường bổ sung dầu ô liu là 40 ngày. Sau đó, chúng tôi sử dụng thiết kế Plackett-Burman để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng khác nhau lên quá trình tạo EPS. Trong đó, dầu ô liu, saccharose và peptone là ba yếu tố có tác động mạnh nhất. Thiết kế thí nghiệm theo phương pháp đáp ứng bề mặt Box-Behnken đã thực hiện và tìm ra giá trị tối ưu của ba yếu tố gồm dầu ô liu (5,27 %), saccharose (48,69 g/L) và peptone (6,77 g/L) cho khả năng tổng hợp EPS đạt 6,06 g/L...

Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại đường link:

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/60750

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này