"Sử dụng từ trái nghĩa trong giao tiếp"
Authors: Nguyễn, Thị Hoài Nhân
Vốn là một hiện tượng không hoàn toàn đơn giản, các quan niệm về từ trái nghĩa đã được đưa ra cũng không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Tuy vậy, nét chung được đề cập trong tất cả các quan niệm là: sự đối lập về nghĩa.
Quan niệm thường thấy và được đa số chấp nhận, được phát biểu như sau:
Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic.
Ví dụ: cao và thấp trong câu dưới đây là hai từ trái nghĩa:
Bây giờ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng
Quan niệm nêu trên, suy ra rằng: Những từ có vẻ đối lập
nghịch nhau về nghĩa nhưng không nằm trong thế quan hệ tương liên thì nó
không phải là hiện tượng trái nghĩa. Chẳng hạn, trong các câu: nhà này tuy bé mà xinh; cô ấy đẹp nhưng lười,... thì bé – xinh, đẹp – lười
có vẻ đối nghịch nhau, nhưng chúng không phải là những hiện tượng trái
nghĩa, vì không nằm trong quan hệ tương liên. Ngược lại, hai từ cao và thấp lại là trái nghĩa, vì chúng nằm trong quan hệ tương liên.
Những từ được cấu tạo bằng phụ tố, tạo ra những cặp từ có nghĩa ngược nhau (ví dụ như care – careless
trong tiếng Anh) đều là những từ trái nghĩa cùng gốc. Chúng là kết quả
của hiện tượng phái sinh trong từ vựng. Từ vựng học, trong trường hợp
cần thiết, có thể đề cập tới hiện tượng này, nhưng mục tiêu nghiên cứu
cơ bản của nó vẫn phải là những từ trái nghĩa khác gốc, tồn tại với tư
cách của một kiểu tổ chức trong từ vựng, như: cao – thấp, ngắn – dài, dại – khôn, xấu – đẹp,...Như đôi đũa lệch so sao cho bằng
Title: | Sử dụng từ trái nghĩa trong giao tiếp |
Authors: | Nguyễn, Thị Hoài Nhân |
Keywords: | Ngôn ngữ Giao tiếp Từ trái nghĩa |
Issue Date: | 2001 |
Publisher: | Đại học Quốc gia Hà Nội |
Description: | tr. 404-408 Hội nghị khoa học nữ lần thứ 6, Hà Nội, 2001 |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/24654 |
Appears in Collections: | Kỷ yếu Hội nghị - Hội thảo (LIC) |
Nhận xét
Đăng nhận xét